Bạn đã biết gì trong quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics

Bạn đã biết gì trong quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics

Logistics là gì, quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics có những điều khoản gì,…là một số câu hỏi thắc mắc liên quan đến loại hình kinh doanh này. Để giúp các bạn hiểu thêm về Logistics, bài viết hôm nay, Trí Tài xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin xoay quanh vấn đề này.

1. Logistics là gì?

Logistics là gì?

Logistics là gì? Hiểu đơn giản thì chúng là quá trình lên kế hoạch, sau đó được đưa vào áp dụng, đồng thời kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa. Bên cạnh đó, các thông tin liên quan đến nhiên liệu, nguyên liệu, vật tư(tức đầu vào) và sản phẩm cuối cùng(tức đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Còn theo điều 233 Luật thương mại, quy định mới về Logistics, định nghĩa Logistics như sau:

Hoạt động thương mại đó chính là dịch vụ logistics, các hoạt động này thương nhân tự tổ chức và thực hiện một hoặc nhiều công việc như: kho, bãi, nhận hàng, vận chuyển, thủ tục, tư vấn, đóng gói, giấy tờ, ….hoặc các dịch vụ liên quan đến hàng hóa làm theo thỏa thuận của đôi bên, sau khi hoàn thành sẽ được hưởng thù lao.

Chung quay lại thì Logistics được hiểu là một thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động thương mại, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến vận tải, và lưu trữ hàng hóa. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một thuật ngữ Tiếng Việt nào có thể sử dụng thay thế cho Logistics. Do vậy mà Logistics đã được xem như là một từ đã được Việt hóa(lô-gi-stíc) như container, bugi, anten, marketing,…

2. Quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics

Để kinh doanh dịch vụ Logistics, các đơn vị kinh doanh phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Giống như Công ty TNHH Dịch vụ Du Lịch Trí Tài chuyên cho thuê xe ô tô du lịch giá rẻ tại TP.HCM cũng phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics. Đây cũng chính là một trong những cơ sở để khách hàng nhận diện đâu là một công ty uy tín, chất lượng.

Trí Tài cũng là đơn vị kinh doanh dịch vụ Logistics

Cụ thể, theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics, các doanh nghiệp muốn kinh doanh loại hình dịch vụ này phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều 5. Điều kiện dành cho các thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu bao gồm như sau: Theo quy định tại Điều 4 khoản 1 Nghị định chính phủ kinh doanh dịch vụ Logistics phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Thứ nhất các doanh nghiệp phải có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp mà pháp luật Việt Nam quy định

2. Doanh nghiệp phải đảm bảo có đầy đủ phương tiện, công cụ, phương tiện hỗ trợ, đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.

3. Đối với những thương nhân nước ngoài, đang kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc thì ngoài điều kiện phải đáp ứng quy định trong khoản 2, còn phải tuân thủ những điều kiện mà chúng tôi liệt kê sau đây.

a) Đối với hạng mục kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hòa thì các doanh nghiệp chỉ được thành lập hạng mục kinh doanh, trong đó phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá con số 50%.

b) Đối với hạng mục kinh doanh dịch vụ dạng kho bãi thì theo như quy định được thành lập công ty liên doanh. Thế nhưng tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%

c) Đối với hạng mục kinh doanh dịch vụ là đại lý vận tải thì theo như quy định được thành lập công ty liên doanh. Thế nhưng tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng không được phép vượt quá 51%.

d) Đối với hạng mục kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì theo quy định được thành lập công ty liên doanh. Nhung tỷ lệ đóng góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được 49%, nó khác so với 51 đã chấm dứt vào năm 2014.

Điều 6. Đối với các thương nhân, kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải thì theo điều 4 khoản 2 nghị định này, nhà kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau.

1.Thứ nhất doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh hợp pháp được cấp phép theo pháp luật Việt Nam.

2. Thứ 2: phải tuyệt đối tuân thủ điều kiện kinh doanh về vận tải theo hiến pháp mà pháp luật Việt Nam quy định.

3. Đối với các thương nhân nước ngoài, muốn kinh doanh dựa trên dịch vụ lô-gi-stíc thì việc đầu tiên họ phải đáp ứng các điều kiện 1,2 kể trên, và phải tuân thủ tiếp những điều kiện mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

a) Đối với trường hợp kinh doanh  mảng dịch vụ vận tại thì chỉ được phép thành lập công ty liên doanh nhưng tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài không được phép vượt quá 49%.

b) Đối với trường hợp kinh doanh  mảng dịch vụ nội địa thì chỉ được phép thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng không được phép vượt quá 49%

c) Đối với trường hợp kinh doanh mảng dịch vụ hàng không thì nhà kinh doanh cần phải thực hiện đúng theo quy định của luật hàng không của Việt Nam.

d) Đối với trường hợp kinh doanh mảng dịch vụ đường sắt thì chỉ được phép thành lập công ty liên doanh khi  tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng không được phép vượt quá 49%

đ) Đối với trường hợp kinh doanh mảng dịch vụ đường bộ thì chỉ được phép thành lập công ty liên doanh khi  tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng không được phép vượt quá 49%, hạn chế 515 kể từ năm 2012 được pháp luật Việt Nam quy định

e) Ngoài ra, đối với các doanh nhân nước ngoài thì không được phép thực hiện mảng dịch vụ vận tải đường ống theo quy ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điều 7. Điều kiện kinh doanh đối với các chủ thể kinh doanh dịch vụ logic liên quan khác

Chủ thể kinh doanh dịch vụ logic liên quan khác theo quy định tại Điều 4 khoản 3 của Nghị định này phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

1. Là chủ thể kinh doanh đăng ký hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam

2. Chủ thể kinh doanh nước ngoài dịch vụ logic thì cần tuân thủ theo những điều kiện sau:

a) Trường hợp chủ thể kinh doanh dịch vụ phân tích & kiểm tra kỹ thuật:

Nếu doanh nghiệp tư nhân nước ngoài đăng ký dịch vụ tại thẩm quyền của chính phủ sẽ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau 3 hoặc 5 năm (kể từ ngày đăng ký dịch vụ kinh doanh đó).

Không được kiểm định hoặc kinh doanh và cấp chứng nhận cho các phương tiện GTVT.

Việc thực hiện dịch vụ  phân tích & kiểm tra kỹ thuật sẽ bị hạn chế tại một số khu vực cơ quan thẩm quyền. Bởi vì an ninh quốc phòng.

b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thương mại bán lẻ, dịch vụ bưu chính viễn thông, thương mại bán buôn theo quy định riêng của nhà nước.

c) Không được thực hiện quyền hỗ trợ các giao thông vận tải khác. Trừ trường hợp chủ kinh doanh nước ngoài có điều ước quốc tế với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN.

Nắm rõ các quy định, giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics hiệu quả hơn

 

Trên đây là một số thông tin liên quan đến dịch vụ Logistics cũng như là các quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình kinh doanh hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Logistics.

.
.